Đá sừng
Đá sừng

Đá sừng

Đá sừng là tên gọi chung để chỉ một tập hợp các loại đá biến chất tiếp xúc bị nhiệt của các khối đá hỏa sinh xâm nhập nung nóng và cứng lại để trở thành khối đá đồ sộ, cứng, dễ vỡ vụn và trong một số trường hợp thì cực kỳ dai và bền. Những tính chất này là do các tinh thể hạt mịn không gióng hàng với dạng thường tinh thể hình phiến hoặc lăng trụ đặc trưng của sự biến chất ở nhiệt độ cao nhưng không có biến dạng kèm theo.[1][2][3] Tên gọi đá sừng là phiên dịch từ tiếng Đức hornfels, vì độ dẻo dai và kết cấu khác thường của nó gợi nhớ đến sừng động vật. Thuật ngữ hornfels được Karl Cäsar von Leonhard sử dụng lần đầu năm 1823.[4] Loại đá này được những người thợ mỏ ở miền bắc nước Anh gọi là đá mài.[5][6]Hầu hết các loại đá sừng đều có dạng hạt mịn, và trong khi các loại đá gốc (như cát kết, đá phiến sét, đá bảngđá vôi) có thể đã tách phiến nhiều hay ít do sự hiện diện của lớp móng hoặc các mặt phẳng cát khai, cấu trúc này hoặc là bị xóa bỏ hoặc bị biến đổi không hoạt động trong đá sừng. Mặc dù nhiều loại đá sừng cho thấy dấu tích của sự tạo móng ban đầu,[1] chúng vỡ ngang cũng dễ dàng như vỡ dọc theo móng này; trên thực tế, chúng có xu hướng phân tách thành các mảnh hình khối lập phương hơn là thành các phiến mỏng. Các khoáng vật dạng phiến có thể có nhiều trong đá sừng nhưng được sắp xếp ngẫu nhiên.[7]Đá sừng hình thành phổ biến nhất ở vành các xâm nhập granit trong lớp vỏ trên hoặc lớp vỏ giữa. Đá sừng hình thành từ quá trình biến chất tiếp xúc do hoạt động núi lửa rất gần bề mặt có thể tạo ra các khoáng vật bất thường và khác biệt.[1][2] Đôi khi xảy ra những thay đổi về thành phần do các chất lưu được thể magma tạo ra (tác dụng thay đổi thể hay tác dụng biến đổi nhiệt dịch).[8] Tướng đá sừng là thuật ngữ để chỉ tướng đá biến chất chiếm phần áp suất thấp nhất của không gian nhiệt độ-áp suất biến chất.[9]Loại đá sừng phổ biến nhất là đá sừng biotit có màu từ nâu sẫm tới đen với một chút ánh mượt như nhung do có nhiều tinh thể mica nhỏ màu đen sáng bóng. Đá sừng vôi thường có màu trắng, vàng, lục nhạt, nâu và các màu khác. Màu xanh lục và xanh lục sẫm là các sắc màu phổ biến của đá sừng tạo ra do sự biến đổi của đá hỏa sinh.[10] Mặc dù phần lớn các hạt cấu thành là quá nhỏ để có thể xác định bằng mắt thường, nhưng thường có các tinh thể lớn hơn (các ban tinh đốm) của cordierit, granat hoặc andalusit rải rác trong khắp chất nền mịn, và chúng có thể rất dễ thấy trên các mặt bị phong hóa của đá.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đá sừng //doi.org/10.1017%2FS0016756800068114 //doi.org/10.1180%2Fminmag.1942.026.178.04 http://www.allerdale.gov.uk/leisure-and-culture/mu... http://www.explorenorthpennines.org.uk/sites/defau... https://www.youtube.com/watch?v=LUFv4rbBkhg https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1942MinM...26..2... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1952GeoM...89..4... https://web.archive.org/web/20100619025947/http://... https://web.archive.org/web/20160809173935/https:/... https://pubs.geoscienceworld.org/msa/ammin/article...